Tạo giống cây trồng biến đổi gen và lịch sử tạo giống cây trồng biến đổi gen

Tạo giống cây trồng biến đổi gen hiện nay trong nông nghiệp đang rất được quan tâm. Vậy tạo giống cây biến đổi gen và lịch sử tạo giống cây trồng biến đổi gen thế nào? Bạn hãy tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

tạo giống cây trồng biến đổi gen

Khái niệm tạo giống cây trồng biến đổi gen?

Cây trồng biến đổi gen là 1 cây trồng mới, được áp dụng kỹ thuật di truyền hiện đại để làm biến đổi cấu trúc của ADN của nhân tế bào nhằm tạo ra các tính trạng mới theo ý muốn của con người như là tính kháng sâu bệnh, tính thích nghi, phẩm chất, màu sắc… của nông sản.

Về bản chất cây trồng biến đổi gen là sự biến đổi vật chất di truyền và tiếp nhận những gen mới, kết quả là xuất hiện những tính trạng mới. Quá trình biến đổi vật chất di truyền nhờ vào công nghệ chuyển gen hiện đại. Nếu so sánh quá trình biến đổi gen với quá trình đột biến trong tự nhiên thì về bản chất của 2 quá trình này gần giống như nhau. Bởi vì quá trình tiến hóa của sinh vật đều dựa vào quá trình biến đổi vật chất di truyền, trong đó đột biến đóng vai trò rất quan trọng.

Lịch sử của tạo giống cây trồng biến đổi gen

Các lĩnh vực thử nghiệm của thực vật biến đổi gen đầu tiên xảy ra ở Pháp và Mỹ vào năm 1986, khi cây thuốc lá lai tạo để đề kháng với thuốc diệt cỏ. 

Năm  1987, Viện di truyền thực vật Ghent (Bỉ) thành lập, được các công ty đầu tư phát triển kỹ thuật di truyền trên cây thuốc lá, với khả năng là chịu côn trùng bằng cách thể hiện gen mã hóa cho protein diệt côn trùng từ 1 loài vi khuẩn BT (Bacillus thuringiensis).

tạo giống cây trồng biến đổi gen

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đã cho phép thương mại hóa cây thuốc lá biến đổi gen kháng virus vào năm 1992. Cây trồng biến đổi gen đầu tiên được chấp thuận cho bán tại Mỹ năm 1994 là cây cà chua Flavr Savr có thời gian bảo quản lâu hơn.

Năm 1994, Liên minh Châu Âu phê chuẩn cây thuốc lá có khả năng chịu thuốc diệt cỏ bromoxynil, là cây trồng biến đổi gen đầu tiên ở trên thị trường ở Châu Âu.

Năm 1995, khoai tây biến đổi gen BT được phê duyệt an toàn của Cơ quan Bảo vệ môi trường, là 1 cây trồng thực phẩm biến đổi gen đầu tiên được chấp thuận tại Hoa Kỳ.

Năm 2009, đã có 25 quốc gia nghiên cứu, sản xuất, và nhập khẩu cây trồng biến đổi gen, trong đó chủ yếu là các nước phát triển và các nước đang phát triển. 

Trong năm 2010, các nước phát triển các loại cây trồng biến đổi gen đó là: Hoa Kỳ (45%)Argentina (15%), Ấn Độ (6%), Brazil (17%), Canada (6%), Trung Quốc (2%), Pakistan (2%), Nam Phi (1%), Paraguay (2%), và Uruguay (1%).

Triển vọng của tạo giống cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam

Tạo giống cây trồng biến đổi gen có thể là 1 câu trả lời cho rất nhiều vấn đề nan giải mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, năm 2013, Việt Nam nhập khẩu trên 1,5 triệu tấn ngô và gần 1 triệu tấn đậu dùng để làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

tạo giống cây trồng biến đổi gen

Năm 2014, số liệu của Tổng Cục Hải Quan cho biết, cả nước nhập khẩu ngô tăng gấp 5 lần so với 2013. Chú ý đó là nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ thị trường Brazil, Argentina, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan (chiếm tới hơn 90%), những nước có diện tích trồng cây biến đổi gen lớn nhất thế giới.

Thực tế, những loại thực phẩm có biến đổi gen đang có mặt hầu hết tại các chợ và siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc khảo sát vào năm 2014 cho thấy 111/323 mẫu thực phẩm gồm: bắp, đậu nành, khoai tây, cà chua, gạo, đậu Hà Lan… chọn ngẫu nhiên ở 17 chợ, siêu thị ở trên địa bàn thành phố kiểm nghiệm cho kết quả là sản phẩm biến đổi gen, trong đó có bắp Mỹ, bắp trái non, bột bắp, bắp non đóng hộp, bắp giống có nguồn gốc ở trong nước và nước ngoài dương tính với promoter 35S hoặc terminator nos – 1 dạng biến đổi gen.

tạo giống cây trồng biến đổi gen

Kết luận

Trên đây là tạo giống cây biến đổi gen và lịch sử tạo giống cây trồng biến đổi gen. Cây trồng và thực phẩm biến đổi gien quả thực đã mang lại rất nhiều lợi ích như giảm thiểu những cái chết không đáng có vì thiếu dinh dưỡng, hoặc là giảm nguy cơ nhiễm độc do sử dụng thực phẩm có mầm bệnh. Đồng thời giúp cho cây trồng có khả năng đề kháng với sâu bệnh tốt hơn và quan trọng nhất đó là có năng suất cao hơn. 

đăng ký nhận tư vấn

Tin tức liên quan