Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh những lưu ý các mẹ cần phải biết

Hiện nay trẻ sơ sinh thường bị rối loạn tiêu hóa khiến cho các mẹ rất lo lắng. Vậy có những cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nào? Những nguyên nhân cũng như biểu hiện của trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà các mẹ cần biết là gì? Để có thể bảo vệ và chăm sóc con tốt nhất, các bạn hãy tham khảo nội dung bài viết này.

cách chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh

Một số bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh các mẹ phải biết

Đối với trẻ sơ sinh khi mắc bệnh rối loạn tiêu hóa sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của trẻ, vì giai đoạn sơ sinh là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định để cơ thể của trẻ phát triển bình thường. Khi trẻ sơ sinh bị bệnh rối loạn tiêu hóa, lượng dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt đáng kể. Dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ chậm phát triển về thể chất cũng như trí tuệ, trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch. Sau này trẻ dễ bị tái phát rối loạn tiêu hóa khi có tác động từ môi trường vào hệ tiêu hóa của bé.

Để có thể đưa ra cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh thì cần nắm được một số rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh: 

Trẻ bị nôn ói 

Đây là triệu chứng thường hay gặp nhất trong giai đoạn sơ sinh. Bình thường trẻ cũng sẽ bị trớ một lượng nhỏ trong hoặc ngay sau khi bú. Để nhận biết trẻ có phải bị rối loạn tiêu hóa hay không thì cần quan sát xem nếu ọc dịch có màu xanh rêu , bụng có bị trướng và trẻ không đi tiêu phân sau 48 tiếng sau sinh. Nếu có các dấu hiệu này bé đã bị rối loạn tiêu hóa.

Trẻ bị đau bụng

Với biểu hiện đau bụng từng cơn thậm trí trẻ khóc ngất, các cơn đau thường xuất hiện đột ngột và kéo dài hơn bình thường. Mặt trẻ đỏ lên hoặc tái đi, trong cơn đau bụng bị trướng lên, chân bé co lên bụng và tay nắm chặt lại.

Trẻ bị tiêu chảy

Biểu hiện của tình trạng trẻ bị tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần một ngày và kéo dài dưới 14 ngày.  Bé mệt mỏi, ăn kém và đột ngột nôn trớ. Một số trường hợp bé bị trướng bụng và phân có chất nhầy,…

Bé bị táo bón

Trẻ có biểu hiện đi ngoài không thường xuyên khoảng 2 đến 3 ngày mới đi một lần, đi ngoài phân khô rắn, cứng như sỏi hoặc to, bụng trẻ bị cứng trẻ có cảm giác đau và mót đi cầu nhưng không đi được.

Bé bú kém

Bé bú ít hơn một nửa thể tích sữa so với bình thường. Tuy nhu cầu dinh dưỡng mỗi bé thường khác nhau, nhưng thường mỗi bé cần bú từ 8 đến 12 lần trên ngày, nếu bú mẹ thì mỗi lần cách nhau 2 và 3 tiếng khi uống sữa công thức.  

Bé chậm tăng cân

Cân nặng của bé không tăng lên theo thời gian hoặc có tăng cũng tăng ít. Bạn cũng có thể theo dõi quá một số biểu hiện bé chậm hoặc không tăng cân như việc bé tỏ ra mệt mỏi, uể oải…Trường hợp nặng, trẻ có dấu hiệu mất nhiều nước và da khô, thóp bị lõm,…

Bé béo phì

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị béo phì nếu cân nặng của bé cao hơn 85% so với cân nặng tiêu chuẩn, và được xem là béo phì nếu cân nặng cao hơn từ 85 – 95% so với cân nặng tiêu chuẩn tương ứng với trẻ.

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh an toàn cho các mẹ

Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng và còi xương,…do vậy, ngay từ lúc trẻ có biểu hiện mắc bệnh cha mẹ nên đưa con đến các phòng khám chuyên khoa nhi để được khám kịp thời. Sau đây là một số cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh các mẹ nên biết.

cách chữa rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh

Khi bị đi ngoài bé mất đi một lượng lớn chất kẽm, đây lại là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tế bào chủ yếu ở đường ruột. Việc thiếu hụt kẽm khiến trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác. Vậy nên bổ sung chất kẽm cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với những trẻ bị tiêu chảy, cần bù nước cho bé bạn có thể tăng thêm cữ bú và tăng lượng sữa bú mỗi lần. Còn nếu bé bị nôn ói nhiều dẫn đến mất nước nghiêm trọng thì phải truyền dịch theo đường tĩnh mạch.

Trong trường hợp bé bị táo bón thì pha sữa lỏng hơn theo hướng dẫn một chút và cho trẻ uống nhiều nước. Bên cạnh đó, mẹ cần ăn nhiều rau xanh và đồ mát để bé dễ đi ngoài.

Để chủ động trong phòng tránh các bệnh về rối loạn tiêu hóa, các mẹ cần cho bé ăn uống khoa học và cho bé bú nhiều lần trong ngày, các cữ bú không được quá gần nhau. Đặc biệt không cho trẻ bú quá no hãy cho trẻ bú đúng tư thế và cho trẻ ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ được bác sĩ chỉ định uống bổ sung thêm men tiêu hóa nhằm bổ sung lợi khuẩn để tái tạo hệ vi sinh đường ruột.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết cung cấp được nhiều thông tin cần thiết cho các bậc cha mẹ khi đang nuôi con nhỏ.

đăng ký nhận tư vấn

Tin tức liên quan