Cùng tìm hiểu về chế độ auto của điều hòa qua bài viết dưới đây với những thông tin cần thiết sau.
Điều hoà có nhiều chế độ phù hợp với nhiều chế độ làm mát khác nhau. Tuy nhiên, đa phần người dùng không nắm được hết các phương thức hoạt động và chức năng của những chế độ đó đặc biệt là các chế độ điều hoà nên sử dụng. Không ít người chỉ sử dụng nút bật, tắt (on/off) hay luôn dùng chế độ auto của điều hoà khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin về các chế độ khác của điều hoà và cách sử dụng sao cho phù hợp với nhiệt độ nơi bạn sống.
Các chế độ ở điều hoà
Auto (A): Biểu tượng 3 mũi tên ghép thành vòng tròn. Chế độ tự động, tự điều chỉnh nhiệt độ bằng thiết đặt sẵn của máy.
Cool: Biểu tượng hình bông tuyết, Chế độ làm lạnh. Đây là chế độ mát mạnh nhất, giúp làm lạnh sâu và nhanh
- Khi bật chế độ làm mát này, quạt chạy liên tục, máy nén bật và chỉ ngưng hoạt động khi nhiệt độ đã đạt yêu cầu như đã đặt. Đây được xem là chế độ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi chế độ làm lạnh nhanh phù hợp với khí hậu nhiệt đới và những ngày nắng nóng lên đến ngưỡng hơn 40 độ C. Chế độ làm mát hình bông tuyết được sử dụng khi bạn muốn làm mát phòng và duy trì ở nhiệt độ phòng ổn định ở ngưỡng bạn chọn
Dry: Biểu tượng hình giọt nước, Chế độ hút ẩm hoặc làm khô của thiết bị.
- Với thời đặc điểm thời tiết nồm, ẩm như ở miền Bắc, chế độ Dry sẽ giúp nhà khô thoáng hơn. Với chế độ Dry, quạt và hệ thống của điều hòa vẫn hoạt động nhưng không thổi ra không khí lạnh. Chế độ này phù hợp với mùa đông và mùa mưa, khi không khí mang nhiều độ ẩm, tuy nhiên nếu để chế độ này lâu có thể gây ra khô da, mất nước
FAN: Chế độ quạt của điều hòa, giúp lưu thông không khí trong phòng nhanh và thoáng hơn
- Chế độ quạt giúp làm không khí lưu thông trong phòng nhanh hơn và thông thoáng hơn mà không làm mát phòng. Lúc này, quạt gió của máy lạnh hoạt động liên tục, máy nén sẽ ngưng hoạt động. Tuy nhiên, để tiết kiệm điện bạn có thể bật quạt thay vì cài đặt chế độ quạt ở máy lạnh.
Một số chế độ khác ở điều hòa:
- Heat (hình mặt trời): Chế độ làm ấm chỉ dành cho điều hòa 2 chiều.
- E-ION: Chế độ lọc không khí với phần tử E-ION.
- TEMP: Sử dụng khi muốn tăng hoặc giảm nhiệt độ điều hòa.
- AIR SWING: Sử dụng để điều chỉnh hướng gió điều hòa.
Chế độ auto của điều hoà
Chế độ auto là chế độ mặc định được cài đặt sẵn theo chương trình của máy lạnh. Khi mở điều hoà ở chế độ này, máy lạnh sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ nhờ hệ thống cảm biến nhiệt bên ngoài. Thiết bị sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ, tốc độ và độ ẩm của quạt gió thông qua hệ thống thông minh mà người dùng không cần phải điều chỉnh nhiệt độ.
Khi mở điều hoà ở chế độ auto, máy sẽ quay nhẹ nhàng trong vòng 1 phút. Sau đó thiết bị sẽ tự động ấn định chương trình dựa vào cảm ứng giữa nhiệt độ bên ngoài và nhiệt độ trong phòng để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Khi nhiệt độ trong phòng thay đổi thì nhiệt độ điều hoà vẫn được giữ nguyên, tuy nhiên khi đang trong quá trình làm mát mà nhiệt độ phòng thay đổi dưới 22 độ C thì điều hoà sẽ chuyển sang chế độ sưởi (chỉ có ở điều hoà 2 chiều)
Đối với người dùng, chế độ auto là dễ dùng nhất, người dùng không cần phải điều chỉnh quá nhiều những chế độ khác nhau khi sử dụng. Đây cũng là chế độ dễ chịu và an toàn nhất, tránh gây sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn với môi trường bên ngoài. Chế độ auto được lập trình mặc định nên tính năng tiết kiệm điện năng được tối ưu hoàn toàn. Đây cũng được xem là phương pháp sử dụng điều hoà tiết kiệm điện cho bạn áp dụng
Nên để điều hòa ở chế độ nào?
Người sử dụng điều hòa nên dựa vào thời tiết bên ngoài cũng như mục đích sử dụng để lựa chọn chế độ cho phù hợp.
Với chế độ Cool: nên lựa chọn khi thời tiết bên ngoài khô nóng, nắng nóng cao điểm và cần làm mát phòng nhanh.
Chế độ Auto: với thời tiết những ngày khô nóng ở tầm trung, bạn có nên được lựa chọn khi muốn làm mát chậm cũng như tiết kiệm điện năng.
Chế độ Dry: Nên lựa chọn khi thời tiết bên ngoài nồm ẩm, mưa phùn hoặc mưa dài ngày nhằm mục đích làm khô không khí, bớt ẩm mốc. nếu thời tiết không quá nóng, bạn cũng có thể lựa chọn chế độ Dry hoặc Auto thay vì Cool để tiết kiệm điện năng
Chế độ Fan: Nếu bạn muốn không khí thoáng hơn thì có thể để chế độ quạt, tuy nhiên cũng không nên sử dụng thời gian dài vì sẽ gây khô và cũng tiêu tốn nhiều điện hơn so với các chế độ khác
Với thời tiết nắng nóng mùa hè tại Việt Nam thì việc sử dụng điều hoà là điều tất yếu, tuy nhiên, sử dụng chế độ nào cho phù hợp cũng như tiết kiệm điện năng thì không phải ai cũng biết. Bên cạnh việc mở chế độ auto của điều hoà thì việc sử dụng các chế độ khác theo đặc điểm thời tiết khác nhau sẽ mang lại cho bạn nhiều sự thoải mái, phù hợp hơn với mục đích sử dụng và tiết kiệm điện hơn.